Vật liệu có tính hàn tốt sẽ dễ gia công và tạo hình, xác định được tính hàn của vật liệu nói chung và hợp kim và kim loại nói riêng sẽ tạo được ra sản phẩm tốt nhất. Nếu chưa biết tính hàn của kim loại và hợp kim là gì hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Material Vina bạn nhé!
1.Tính hàn của kim loại là gì?
Tính hàn của kim loại là khả năng kim loại đó cho liên kết hàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
trong các điều kiện công nghệ, thiết bị xác định.

2. Phân nhóm tính hàn của vật liệu
Trong vật liệu được chia thành các nhóm tính hàn như sau:
- Nhóm vật liệu có tính hàn tốt: là những vật liệu cho phép tạo ra liên kết hàn đảm bảo chất
lượng mà không cần sử dụng các biện pháp công nghệ đặc biệt.
+ Nhóm thép xây dựng: thép thấp cacbon.
+ Nhóm thép kết cấu: C < 0,3 %, có thể hợp kim hoá thấp (tổng hàm lượng nguyên tố hợp
kim < 2,5 %).
- Nhóm vật liệu có tính hàn thỏa mãn: là những vật liệu cho phép tạo ra liên kết hàn đảm bảo
chất lượng nhưng phải kèm theo một số biện pháp công nghệ hỗ trợ.
+ Thép kết cấu C trung bình
+ Thép kết cấu hợp kim hoá thấp.
- Nhóm vật liệu có tính hàn hạn chế: là những vật liệu chỉ tạo được liên kết hàn khi phải áp
dụng các biện pháp công nghệ đặc biệt, chất lượng của mối hàn đạt chất lượng bình thường
+ Thép cacbon cao.
+ Thép hợp kim trung bình và hợp kim nhôm.
- Nhóm vật liệu có tính hàn xấu: là những vật liệu kể cả khi áp dụng các biện pháp công nghệ
phụ trợ đặc biệt thì cũng không cho ta mối hàn có chất lượng đảm bảo.
+ Thép hợp kim cao, đặc biệt là thép Măng gan cao, Vônfram cao, Crôm cao
Chỉ số cacbon tương đương để đánh giá tính hàn:
Các nguyên tố tạo cacbit ảnh hưởng mạnh hơn.
Thép có hệ số Ctđ <0,45% có thể dùng tất cả các phương pháp để hàn
3. Hàn nhôm và hợp kim nhôm
a)Đặc điểm
- Do nhôm có ái lực mạnh với oxi tạo thành Al2O3 (nhiệt độ nóng chảy bằng 25000C), nhiệt độ nóng chảy của nhôm bằng 6600C.
- Ở nhiệt độ cao, độ bền của hợp kim nhôm giảm mạnh do đó chất lượng mối liên kết hàn không đảm bảo.

- Trong quá trình hàn, do lớp oxit ở ngoài khó chảy nên nhôm ở vùng mối hàn không đổi màu, gây khó khăn cho người thợ hàn khi xác định thời điểm chuyển pha.
- Khối lượng riêng của Al2O3 lớn hơn khối lượng riêng của nhôm và hợp kim nhôm do đó Al2O3 không nổi lên, vì vậy tạo ra tạp chất trong mối hàn.
- Ở nhiệt độ cao, khả năng hòa tan hydro trong nhôm rất lớn do đó tạo nhiều bọt khí.
Nhôm và hợp kim nhôm là các vật liệu có tính hàn xấu. Khi hàn bao giờ cũng phải áp dụng các biện pháp công nghệ phụ trợ nhằm mục đích:
+ Tránh tạo Al2O3.
+ Khử Al2O3 khỏi tổ chức kim loại mối hàn.
b)Công nghệ hàn nhôm

- Hàn khí:
+ Trước khi hàn phải làm sạch cơ học hết lớp Al2O3 bề mặt.
+ Chuẩn bị mép hàn và tạo chốt tăng cứng (dùng chốt thép).
+ Để giảm quá trình oxy hóa, thường dùng ngọn lửa có = 1,1 hoặc nhỏ hơn.
VC2H2 = 150.S (l / h)
+ Thuốc hàn: dùng muối của kim loại kiềm hoặc kiềm thổ: KF, NaF, CaF để khử Al2O3.
- Hàn hồ quang:
+ Dùng các điện cực hàn không nóng chảy, cường độ dòng điện hàn là dòng một chiều để đảm bảo ổn định.
+ Chuẩn bị mép hàn như hàn khí.
+ Dây hàn sử dụng cùng mác như vật liệu hàn.
+ Thuốc hàn như hàn khí.
Như vậy Materialvina đã cung cấp đến độc giả kiến thức mới về tính hàn và tính hàn của kim loại và hợp kim, hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho mọi người!