Trong cơ khí kỹ thuật ngoài việc tuân thủ đúng các quy trình, phương pháp, tiêu chuẩn… nhưng cũng không thể tránh khỏi những lỗi kỹ thuật không đáng có, vậy làm thế nào để hạn chế tối đa những sai sót? Hãy cùng Material Vina khắc phục qua bài viết sau nhé!
1.Hiện tượng dính dao là gì?
Là hiện tượng mà trong quá trình cắt gọt có một bộ phận kim loại nằm lại mặt trước của dao. Bộ phận kim loại này có thực chất không phải là kim loại phoi cũng không phải là kim loại dụng cụ. Nó xuất hiện và mất đi có tính chu kỳ.

Hình 1. Đồ thị biểu thị quan hệ giữa chiều cao dính
- h: Chiều cao dính dao
- y0: Góc trước của dao khi chưa dính dao
- y1: Góc trước của dao khi có dính dao
2. Tác động của hiện tượng dính dao
- Ảnh hưởng của dính dao: làm tăng góc trước vì vậy làm tăng độ sắc của dụng cụ, giảm sự mài mòn dao, đồng thời làm tăng độ nhấp nhô bề mặt chi tiết gia công.
Tóm lại: dính dao có lợi khi tiến hành gia công thô và có hại khi gia công tinh.
- Cơ chế tạo thành và bản chất của dính dao:
Cơ chế: kim loại bị nung nóng do ma sát giữa dao và phôi làm cho kim loại trở nên dẻo và quá trình khuếch tán tăng lên do đó hệ số ma sát giữa phoi và mặt trước tăng lên. Vì vậy, một bộ phận kim loại phoi bị giữ lại mặt trước và được hợp kim hoá bởi các nguyên tố hợp kim trong vật liệu dụng cụ, tạo bản chất khác với kim loại phôi và đồng thời khác với vật liệu dao. Khi dính dao tăng làm cho lực cuốn phoi T và nội ma sát tăng lên lớn hơn lực ma sát ngoài do đó cuốn dính dao đi. Quá trình lại tiếp tục, xuất hiện và mất đi có tính chu kỳ.
Bản chất: kim loại của phôi cắt được hợp kim hoá nhờ quá trình khuếch tán ở nhiệt độ cao.
3.Các yếu tố ảnh hưởng đến dính dao:
+ Ảnh hưởng của tốc độ cắt v:

Hình 2. Đồ thị biểu thị quan hệ giữa tốc độ cắt và chiều cao dính dao
Ban đầu, khi tốc độ cắt tăng từ v1 đến v2 thì h tăng nhanh. Khi v = v2 thì h = hmax, tiếp tục tăng v thì h giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn.
Tóm lại: chọn v cắt ở lân cận của v2 khi tiến hành gia công thô, ở lân cận của v3 khi gia công tinh.
+ Ảnh hưởng của góc trước :

Hình 3. Đồ thị biểu thị quan hệ giữa chiều cao dính dao và chiều dày cắt
Khi giảm thì chiều cao hmax tăng lên (với cùng a và b). Như vậy, khi gia công thô chọn góc trước nhỏ, còn khi gia công tinh chọn góc trước lớn.
+ Vật liệu gia công : Khi gia công vật liệu giòn , phoi dễ phá hủy và dứt ra sớm nên khó hình thành dính dao. Dính dao thường hình thành khi gia công vật liệu dẻo
+Ảnh hưởng của chiều dày cắt: Khi chiều dày cắt lớn nhiệt sinh ra lớn, tần số hình thành và biến mất của dính dao lớn
Vì vậy để hạn chế tối đa những sai sót không đáng có cần nắm vững kiến thức để có thể ứng dụng và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi gia công sản phẩm.Lưu ngay vào sổ tay website www.materialvina.com để cập nhật kiến thức hữu ích mỗi ngày nhé!